Cấu trúc Silo là gì? 5 Bước xây dựng Mô hình Silo cho Website chi tiết [2024]

Cấu trúc Silo là một phương pháp tổ chức nội dung website theo các nhóm chủ đề liên quan. Mỗi nhóm chủ đề (silo) sẽ bao gồm các bài viết, trang con và nội dung liên quan đến chủ đề chính, được liên kết với nhau bằng hệ thống Internal Link chặt chẽ.

So với cấu trúc phẳng, cấu trúc Silo mang lại nhiều lợi ích:

  • Cải thiện SEO: Giúp Google hiểu rõ cấu trúc và nội dung website, tăng độ liên quan của trang con, nâng cao thứ hạng SEO.
  • Tăng trải nghiệm người dùng: Giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin, tăng thời gian lưu trú, giảm tỷ lệ thoát trang.
  • Tăng hiệu quả chiến lược nội dung: Tập trung nội dung, thu hút traffic tiềm năng, nâng cao hiệu quả chuyển đổi.

Trong bài viết này, mình sẽ giải thích chi tiết về Cấu trúc Silo, Lợi ích của phương pháp này và chi tiết 5 bước Xây dựng cấu trúc Silo cho Website của mình!

  • Bước 1: Xác định chủ đề & định hướng phát triển Website
  • Bước 2: Thiết kế và xây dựng cấu trúc Silo
  • Bước 3: Sử dụng các dạng liên kết để làm rõ nội dung Website
  • Bước 4: Đăng tải Content liên quan & chất lượng trong cấu trúc Silo
  • Bước 5: Phát triển cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo là gì?

Một cấu trúc Silo càng chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì càng tăng độ liên quan của website trong mắt Google. Nếu trang bạn chứa tất cả truy vấn chính của người dùng khi tìm kiếm một chủ đề nào đó thì quá tốt rồi.Đó cũng là nguyên lý vận hành của cấu trúc Silo.Các Silo chỉ rõ nội dung chính trong website của bạn. Phân nhỏ nội dung chính thành các category nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời mọi thắc mắc liên quan của người dùng.

Ví dụ về cấu trúc Silo

Mỗi một Silo đều có thể chia nhỏ xuống một tầng Silo nữa. Nhưng thay vì tạo thêm Silo mới hay phát triển ý tưởng dựa trên topic. Bạn nên tìm ý tưởng dựa trên content hoặc viết thêm trang mới.Ví dụ “chiến lược content” có thể chia nhỏ xuống thành “editorial calendar”- Lịch edit content. “Editorial calendar” có thể là chủ đề cuối cùng của chuỗi mô hình Silo này và thay vì tạo thêm Subtopic nữa thì bạn có thể phát triển từ khóa để viết những trang về:

  • Làm thế nào để tạo Editorial Calendar?
  • Mẫu ví dụ về Editorial Calendar?
  • Ý tưởng phát triển cho Editorial Calendar?
  • Phần mềm theo dõi lịch Edit Content
  • Plugin tiện lợi hỗ trợ Editorial Calendar

Làm vậy không chỉ khớp với tìm kiếm của người dùng mà còn khiến thông tin trên trang Editorial Calendar có giá trị hơn. Nhanh chóng tăng thứ hạng cho trang Editorial Calendar.Vì theo tôi nếu ai đó tìm kiếm chủ đề làm thế nào để tạo Editorial Calendar thì họ cũng muốn biết về ví dụ, mẫu hay phần mềm và plugin liên quan.

Tại sao ta phải triển khai mô hình Silo cho website?

Mời bạn tham khảo video dưới đây để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của “Cấu trúc Silo trong SEO Onpage”

Để tôi cho bạn coi xem thử 1 số hình ảnh của những từ khóa mà cấu trúc Onpage Silo đánh bại cả những trang Authority Site lâu năm.Hãy nhìn vào từ khóa “Christian Mingle Reviews” – từ khóa với lượng search khá tốt (5400 lượt/ tháng).À tôi sẽ chỉ lấy các ví dụ từ khóa tiếng anh thay vì sử dụng tiếng Việt như các bài khác nhé! Đơn giản bởi vì ở Việt Nam có rất ít người có khả năng xây dựng các trang mô hình Silo hay Onpage “khủng” và thị trường nước ngoài rộng nên nó dễ kiếm hơn.

 
Đỗ Anh Việt (Vincent Do), là một chuyên gia SEO với 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về Topical authority, semantic web và Content Marketing. Không dừng tại SEO Website, Việt còn nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi trên website, email marketing và Inbound Marketing.Với đam mê chia sẻ SEO, Việt cũng có kênh youtube 40.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 70.000+ người hiện tại. Việt đang là một trong những KOL trong ngành SEO tại Việt Nam.Ngoài là CEO tại GTV SEO, Việt còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong marketing mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.